Hotline: 0932 604 788 - 0982 052 784 | VN

Tin chuyên ngành

Tìm hiểu về áo mưa truyền thống của người dân Việt Nam

Ngày tạo: 05-12-2016

Với thời tiết của Sài Gòn cơn mưa có thể ào tới ngay lập tức đa phần ai cũng thủ sẵn cho mình chiếc áo mưa theo xe. Áo mưa ngày nay còn được cải tiến về hình dáng và chất liệu phù hợp để tiện lợi hơn cho người sử dụng. Áo mưa hiện nay nhỏ gọn được làm từ những chất liệu chuyên dụng như nylon, vải nhựa vải dù,…Nhưng không phải ai cũng biết, từ cách đây 70 năm hầu hết người Việt Nam vẫn chưa hề biết áo mưa bằng nylon hay cao su  mà chỉ sử dụng chiếc áo tơi truyền thống dùng để che mưa, che nắng. Cùng thư giãn và tìm hiểu về chiếc áo mưa truyền thống được đi vào thơ ca này cùng cơ sở sản xuất áo mưa SG May nhé. 

 



Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa: “Áo tơi là áo khoác thường dùng che mưa ghép từ nhiều lớp lá, dùng chỉ móc khâu lại, dài đến bắp chân, không có tay áo, trên cổ có dây buộc. Áo tơi mặc gọn, không vướng víu khi lao động (cày, bừa, cấy...) được dùng phổ biến ở nông thôn Viêt Nam thời gian trước. Một số nơi, áo tơi còn có công dụng che nắng, gió”. 


Áo tơi được dùng để che mưa và trong những ngày nắng thì được dùng để chống nắng nóng, hạn chế tia nắng chiếu thẳng xuống lưng và giảm mồ hôi khi đi ngoài trời hoặc khi làm việc ngoài đồng. Không chỉ đơn thuần là phương tiện hữu hiệu để che nắng che mưa chiếc áo tơi còn có rất nhiều công dụng gắn liền với công việc của người lao động. Nó có thể được trải ra để nghỉ ngơi hoặc có thể  dùng để làm mâm dọn cơm ăn, hay dùng để đùm chè để giữ cho chè (trà) xanh tươi. 

Trong suốt chiều dài lịch sử khó nhọc của dân tộc áo tơi gắn liền với người dân nghèo như chiếc áo thần thánh có thể che nắng che mưa và cả giữ ấm cơ thể những ngày giá rét và cùng là cứu cánh cho những người nghèo khổ không có đủ tiền mua vải làm quần áo. 

 

Vật liệu để làm áo tơi cũng  quen thuộc và có sẵn trong tự nhiên đó là lá cây thường là lá cọ họ cau và cách làm áo tơi cũng đơn giản với người dân quê. Các tấm lá được khâu chồng thành lớp gối lên nhau dày hàng đốt tay, như kiểu lợp ngói, như lợp mái nhà, đánh thành tấm, phía trên có dây rút (thường là bằng mây) để đeo vào cổ giữ áo cố định trên lưng. Lá thường được hơ lửa, rồi đem phơi sương một đêm cho dẻo, không quăn và phơi nắng một buổi mới có thể đưa ra dùng, xếp thành lớp từng 5 lá chồng lại, đặt lên bàn chằm (phản đặt lá để đan), dùng chiếc nẹp gỗ kẹp lại và xâu lại bằng kim. Mây sẽ được chẻ ra thành dây, ngâm vào nước khoảng 2 tiếng để cho mềm và dễ may.

 

 



Áo tới thông dụng và gắn liền là niềm tự hào của người dân, hình ảnh áo tơi gắn liền với đời sống trở thành nét đẹp, tự hào của người dân. Ngay cả ở các đám cưới làng quê ngày xưa vẫn thường có bài vè áo tơi trong các chương trình văn nghệ, người hát có thể kể ra ba mươi sáu tác dụng của áo tơi, có thể nói ngoa để có tính chất hài hước và áo tơi còn đi vào ca dao

“Trời mưa thì mặc trời mưa

Chồng tôi đi bừa đã có áo tơi”

Và được viết trong thơ:

Lạ chân lối nhỏ đường chiều

vàng cây lá đỏ mộng xiêu bên trời

Bụi mưa thấm chiếc áo tơi

lạnh hồn anh đã rã rời theo thu

Và chúng ta nhiều người cũng biết câu hát : “cùng em khoác chiếc áo tơi ra đồng, dù trời dổ nắng chang chang……”

Điều thú vị nữa của chiếc áo tơi là với sự phát triển hiện đại của khoa học kĩ thuật thì  chiếc áo truyền thống tưởng chừng như chỉ còn là lịch sử nhưng bất ngờ tại Hà Tĩnh vẫn còn có nghề làm áo tơi truyền thống tại hai huyện Thạch Hà và Can Lộc, đặc biệt là tại xã Mỹ Lộc và Quang Lộc, hiện nay thường làm một mùa từ tháng hai âm lịch đến giữa tháng Tư. Áo tơi nơi đây được làm bằng lá nón hay lá gồi, lá cọ (ở vùng núi huyện Hương Khê cách làng khoảng 50 km) và dây mây. Người dân nơi đây vẫn sử dụng áo tơi để chóng nắng.


Các mẫu áo mưa SG MAY đã sản xuất cho khách hàng:

CƠ SỞ CHUYÊN SẢN XUẤT ÁO MƯA SG MAY

Địa chỉ: 45/08, Đường TA 35 - KP 5 - Phường Thới An - Quận 12 - HCM

Điện thoại: 0932 604 788 - 0982 052 784

Email: sgmaykinhdoanh@gmail.com

Website: www.sgmay.vn

Facebook: https://www.facebook.com/xuongmaynongiare.hcm

website: www.sgmay.vn